10 Lễ hội tiêu biểu kể trên đây được xem là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nền văn hóa Malaysia. Có lễ hội mang tính tôn giáo, trang nghiêm; có lễ hội mang tính sôi động, vui vẻ...
Công viên Fort Canning ở SingaporeTết trung thu
Tết Trung thu của đất nước Malaysia được đánh dấu bằng Lễ hội lồng đèn và Lễ hội bánh trung thu bắt đầu từ ngày 19/9. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và trở thành một biểu tượng cho nền hòa bình và sự thịnh vượng chung.
Edit
Đến với Malaysia đúng vào dịp này, khách thăm quan có thể thỏa thích chiêm ngưỡng những ánh đèn lồng đầy màu sắc trên khắp các con đường và thưởng thức những hương vị bánh trung thu độc đáo và đa dạng trong suốt thời gian này.
Edit
Hình dạng của chiếc bánh trung thu của Malaysia lại khác hoàn toàn so với bánh trung thu của Trung Quốc, mặt bánh thường có hình dạng của những con sò biển, bông hoa, mặt trăng... nay có thêm bánh dẻo lạnh (bánh trung thu tuyết) với nhân và vỏ lạnh mang đến cảm giác hoàn toàn mới lạ cho người thưởng thức.
Tết cổ truyền
Cũng như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Malaysia luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân. Tuỳ theo mỗi quốc gia mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ khác nhau.
Edit
Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1/01 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều màu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.
Nếu như món ăn truyền thống vào ngày tết ở Việt Nam chính là bánh trưng, bánh dày ăn chung với củ kiệu thì tại đây, món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. khách thăm quan sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.
Edit
Khi gặp gỡ vào dịp năm mới, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây. Tết năm mới ở Malaysia mở đầu rất độc đáo với cuộc vui thi đấu lông công. Hai người đứng cách nhau khoảng ba, bốn mét, mỗi người cầm một cái lông công đẹp, lừa miếng rồi xông vào ngoáy mũi, ngoáy tai đối phương, ai bật cười trước là thua cuộc.
Ngày Quốc khánh
Ngày 16 tháng 9 năm 1963, liên bang Malaysia chính thức ra đời với sự sáp nhập của các bang Malaya, North Borneo (SABAH), Sarawak, và Singapore. Đến năm 2010, ngày 16 tháng 9 chính thức trở thành ngày nghỉ lễ toàn quốc kỉ niệm nền độc lập của Malaysia.
Edit
Đến Malaysia trong dịp này, bạn có thể cùng tham gia với người dân trong buổi diễu hành cờ hoành tráng và những màn trình diễn nghệ thuật đậm chất truyền thống. Với một đất nước đa văn hóa và đa sắc tộc như Malaysia, Ngày Malaysia còn là dịp để khách thăm quan khám phá những điều thú vị về truyền thống của người dân bản xứ.
Lễ hội Vesak (Lễ Phật Đản)
Lễ hội Vesak là ngày trọng đại nhất trong năm theo lịch của Phật Giáo và được tôn vinh bởi các tín đồ đạo Phật trên khắp thế giới. Đây là ngày tưởng nhớ sự ra đời, khai sáng và viên tịch của Đức Phật và là ngày của niềm hân hoan, sự thanh tịnh và chiêm nghiệm.
Vào ngày trọng đại này, các tín đồ Phật giáo mộ đạo và những người theo đạo tụ họp tại nhiều ngôi chùa khác nhau trước bình minh để làm lễ. Tại những nơi này, cờ Phật giáo sẽ được kéo lên và kinh được tụng vang để ca ngợi bộ ba linh thiêng: Đức Phật, Phật Pháp (những bài dạy của Người) và Tăng Đoàn (các học trò của Người) và Tăng Đoàn (các học trò của người). Những người sùng đạo thường mang những đồ lễ đơn giản như hoa tươi, nến và hương đến đặt ở chân người mình thờ phụng. Việc những đồ lễ tượng trưng này sẽ cháy rụi hoặc héo tàn chính là biểu hiện cho sự mong manh của cuộc sống.
Edit
Những người theo đạo Phật tin rằng làm việc thiện vào ngày Lễ Phật Đản sẽ mang lại phúc nhiều hơn vạn lần. Các tín đồ Phật giáo trẻ tuổi thỉnh thoảng tổ chức những buổi hiến máu nhân đạo ở bệnh viện. Những nghi thức và nghi lễ thường được thực hiện trong Lễ hội Vesak bao gồm cầu kinh; ăn chay; phóng sinh và “tắm” cho tượng Phật – một tục lệ bắt nguồn từ truyền thuyết Phật nhi được tắm dưới vòi nước phun ra từ miệng chín con rồng sau khi được sinh ra. Những nghĩa cử cao đẹp này được cử hành tại các đền chùa Phật giáo và còn được biết đến với tên gọi là Dana.
Lễ hội Hari Raya
Diễn ra vào đầu tháng 08, Lễ Hari Raya Aidilfitri, một trong hai lễ hội truyền thống lớn nhất của Malaysia. Đây là ngày lễ đánh dấu sự kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi giáo. Chính vì vậy, trong suốt thời gian này, các trung tâm thương mại và cửa hàng ở Malaysia sẽ chìm ngập trong ánh sáng của đèn màu và họa tiết trang trí.
Edit
Trong hai ngày lễ, người Hồi giáo cầu nguyện, mở cửa đón tiếp khách và tổ chức ăn uống. Trẻ em và người lớn tuổi thường được tặng tiền may mắn đựng trong những chiếc túi màu xanh lá cây.
Trong đêm cuối cùng của tháng chay Ramadan, Lữ khách còn được thưởng thức những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc và nhiều chương trình lễ hội phong phú, đa dạng.
Đặc biệt, nếu lưu trú ở Malaysia đúng vào dịp 31/8, khách thăm quan còn có cơ hội thưởng thức những nghi thức duyệt binh hoành tráng nhân dịp Quốc khánh Malaysia. Khoảng thời gian này, người dân Malaysia được hòa chung không khí lễ hội với nhiều tiết mục nghệ thuật, thể thao vui nhộn. Đây không chỉ là cơ hội để người dân được nghỉ ngơi, đoàn tụ và vui chung lễ hội với gia đình mà cũng được xem là “thiên thời - địa lợi” cho những tín đồ shopping với hàng loạt những chương trình khuyến mãi dành cho khách thăm quan.
Lễ hội ánh sáng Deepavali
Lễ hội ánh sáng Deepavali ở Malaysia còn được gọi là lễ hội Diwali, được tổ chức từ ngày 4 tháng 11 và kéo dài trong 5 ngày. Trước đây, Deepavali là một lễ hội tôn giáo quan trọng của những người theo đạo Hindu ở Malaysia. Còn ngày nay, không chỉ ở thủ đô Kuala Lumpur mà trên toàn Malaysia, Deepavali là lễ hội chung của tất cả mọi người.
Edit
Khắp nơi trên đất nước Malaysia, các lời cầu nguyện tạ ơn và nghi thức rửa tội được tổ chức tạị các đền thờ và bàn thờ ở nhà. Lễ hội ánh sáng Deepavali là dịp mà mọi người Malaysia trở về nhà để sum họp, vui vầy bên nhau, cùng thắp đèn kuthuvilakku - một loại đèn dầu truyền thống của người Ấn Độ và đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi - một nữ thần thịnh vượng.
Những truyền thuyết về cổ xưa nhất về lễ hội Deepavali ở Malaysia ghi chép lại rằng Deepavali là lễ kết hôn giữa Thần nữ Lakshmi với Thần Vishnu - vị thần tối cao của Bà La Môn giáo. Nhưng, cũng truyền thuyết nói Deepavali là ngày khải hoàn của Thần Rama trở lại quê hương Ayodhy khi đánh bại Thần Ravana, sau 14 năm bị đày ải trong rừng sâu… Theo cộng đồng người Ấn hiện nay, họ kể cho con cháu mình nghe lễ hội Diwali là dịp bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần Lakshmi, nữ thần của hạnh phúc, thịnh vượng và sắc đẹp. Nhờ nữ thần mà những người theo đạo Hindu ở Malaysia có được may mắn và thành công trong cuộc sống hàng ngày.
Lễ hội ánh sáng Deepavali ở Malaysia được diễn ra trong 5 ngày và mỗi ngày mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện ước mong về “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”. Ngày thứ nhất là ngày của sự thịnh vượng và giàu có. người ta thường đi mua vàng và sắm đồ dùng gia đình cho nên không khí của ngày này hết sức nhộn nhịp. Ngày thứ hai là ngày cái tốt chiến thắng cái xấu, ánh sáng chiến thắng bóng tối. Mọi người đốt đèn khắp mọi nơi khiến cho không gian diễn ra lễ hội hết sức lung linh và huyền ảo. Ngày thứ ba là ngày quan trọng nhất của lễ hội ánh sáng Deepavali. Các gia đình Ấn Độ sẽ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa - vị thần của những khởi đầu tốt lành và lúc này họ mới chắp tay khấn nguyện trước ánh đèn để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến. Ngày thứ tư là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua. Ngày thứ năm cuối cùng của lễ hội, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.
khách thăm quan tham gia lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn âm nhạc ngoài trời và thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Ấn tại khu Little Indian. Những gian hàng ẩm thực được bày bán khắp mọi nẻo đường mở ra một thế giới ẩm thực độc đáo đánh thức tâm hồn ăn uống của mọi Lữ khách .
Lễ hội Gawai
Gawai Dayak là lễ hội được tổ chức vào ngày 5-6/6 hàng năm, là biểu tượng của sự thống nhất và hy vọng của cộng đồng người Dayak. Lễ hội này là cho người Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên còn được gọi là lễ hội thu hoạch.
Edit
Tham gia lễ hội, khách thăm quan có thể chứng kiến những nghi lễ truyền thống, những bài ca, tiếng hát, những điệu nhảy múa vui nhộn. Đặc biệt, Lữ khách sẽ được thưởng thức điệu múa Ngajat Lesong, trong đó một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình. Nhân dịp này, khách thăm quan từ trong và ngoài nước cũng đổ về để cùng chung vui với các trò chơi dân gian thú vị nơi đây.
Lễ hội khiêu vũ
Âm nhạc và các vũ điệu là những giai điệu tươi vui không thể thiếu trong cuộc sống, chính vì vậy chương trình Malaysia dịp đầu tháng 6 là một lựa chọn rất sáng suốt. Khoảng thời gian 4-6 tháng 6 hàng năm, Malaysia sẽ diễn ra lễ hội khiêu vũ đầy hấp dẫn.
Edit
Lễ hội này quy tụ các biên đạo múa, vũ công, sinh viên trong nước và quốc tế để cùng nhau thực hiện màn trình diễn sáng tạo và lôi cuốn người xem. Đến đây, khách thăm quan sẽ được hòa vào những vũ điệu, những màn vũ đạo dàn dựng đầy công phu, khiến Lữ khách cảm nhận rõ hơn về một nhịp sống đầy sôi động và quyến rũ.
Lễ hội Thaipusam
Đây là lễ hội Hindu lớn nhất, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch Tamil, thường rơi vào khoảng giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 Dương lịch. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh thần Subrahmanya hay thần Murugan – vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh, cũng là vị thần chống lại cái ác theo đạo Hindu.
Vào dịp lễ này, sẽ có khoảng hơn 1 triệu tín đồ Hindu tập trung tại ngôi đền Batu – hang động núi đá vôi nằm ở ngoại ô Kuala Lumpur. Điều đặc biệt của lễ hội chính là, hình thức vui chơi giải trí tại lễ hội lại là những màn hành xác đáng sợ, rùng rợn: xiên những vật sắc nhọn lên cơ thể, móc sắt móc vào da thịt, đi trên đinh… Những người tham gia dường như không còn cảm giác về sự đau đớn. Họ tin rằng đây chính là cách để minh chứng sự trong sạch, đức hạnh, và cũng là cách để gột rửa tội lỗi.
Edit
Một nét đặc trưng khác trong lễ hội này là việc rước kavadi - một cái khung được trang trí bằng giấy màu, kim tuyến, hoa tươi và trái cây – được xem là một hình thức ăn năn sám hối. Ở Kuala Lumpur, những người Hindu rước kavadi sẽ làm một cuộc hành hương đến động Batu ở Selangor, nơi đó kavadi sẽ được khiêng lên 272 bậc tam cấp để đến ngõ vào của hang lớn và đặt dưới chân tượng thần.
Lễ hội Duanwu
Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở đây ở Malaysia, đây là một sự kiện thường được tổ chức vào ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch của Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này mang nhiều ý nghĩa hơn ở Trung Quốc và thường được tổ chức bởi cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia.
Edit
Trong dịp lễ này các gia đình Trung Quốc sẽ chuẩn bị Zhong zi - một loại bánh bao làm bằng gạo nếp với các loại nhân khác nhau và gói bằng là tre hoặc lá sen để thưởng thức trong dịp lễ.