==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Mô hình văn hóa của Malaysia được điểm xuyết bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng trong đó có vài nền văn hóa vẫn còn để lại ảnh hưởng trên đất nước này. Chủ yếu trong số này là nền văn hóa Malay cổ, và hai nền văn hóa của hai nước có quan hệ giao thương mạnh nhất trong suốt quá trình lịch sử với Malaysia, đó là Trung Hoa và Ấn Độ.

Khám phá những trò chơi cảm giác mạnh cuốn hút tại Đảo Quốc Sư Tử Khám phá những trò chơi cảm giác mạnh cuốn hút tại Đảo Quốc Sư Tử

Ba nhóm người này đã được kết hợp bởi những bộ tộc bản xứ, phần lớn sống ở vùng rừng và vùng bờ biển Borneo. Mặc dù mỗi nền văn hóa trong số này đều giữ những truyền thống và cấu trúc cộng đồng riêng của họ, họ đã pha trộn với nhau để tạo thành một tài sản văn hóa đa dạng độc đáo của Malaysia ngày nay.

Nhiều nền văn hóa đã gặp nhau và pha trộn ở Malaysia ngay từ thuở ban sơ của lịch sử nước này. Hơn 1.500 năm vé trước một vương quốc Malay ở thung lũng Bujang đã tiếp đón những nhà buôn từ Trung Hoa và Ấn Độ. Vàng và tơ lụa đến Malaysia, đạo Phật và đạo Hindu cũng đến đây. Một ngàn năm sau đó, những nhà buôn Ả Rập đến Malacca và mang theo họ những nguyên lý và giáo điều của đạo Islam, tức là đạo Hồi

  • Tour Du Lịch Malaysia

Một ví dụ về sự phức hợp mà những người nhập cư Malaysia đã đóng góp cho nền văn hóa quốc gia là lịch sử nhập cư của người Hoa. Những người Hoa đầu tiên định cư ở khu vực này, chủ yếu là Malacca và các vùng phụ cận, đã dần dần thu nhận những yếu tố văn hóa của người Malaysia và kết hôn với người trong cộng đồng Malyasia. Được gọi là người Baba và Nyonya, cuối cùng họ đã hình thành những thói quen, niềm tin và nghệ thuật, vốn là sự kết hợp giữa truyền thống Malay và truyền thống Trung Hoa, để tạo thành một nền văn hóa mới. Những người Hoa đến sau này để khai thác thiếc và cao su, đã bảo vệ nền văn hóa của họ một cách tỉ mỉ hơn. Một thành phố như Penang chẳng hạn, có thể cho người ta cái ấn tượng là đang ở Trung Hoa hơn là ở Malaysia. Một ví dụ khác về sự trao đổi văn hóa ở Malaysia là lễ cưới của người Malay. Trong lễ cưới này có những yếu tố của truyền thống Hindu ở miền Nam Ấn Độ: cô dâu và chú rể mặc áo kim tuyến lộng lẫy, ngồi trong ngai và đút cho nhau ăn những hạt cơm vàng với bàn tay được sơn bằng cây lá móng. Những người Hồi giáo thì bắt chước phong tục của người Hoa bằng cách cho phong bao lì xì màu đỏ trong ngày lễ tế (bản thân phong bao của người Hồi giáo màu xanh lục và có chữ viết Ả Rập trên đó).

damcuoi.jpg (259×194)


Bạn có thể đến một ngôi làng của người Malaysia, rồi đến một đồn điền cao su nơi người Ấn Độ làm việc và rồi đến một công ty của người Hoa để thấy rằng mình vừa đi đến ba quốc gia khác nhau. Nhưng ở những thành phố như Kuala Lumpur, bạn sẽ thấy tất cả đều pha trộn với nhau. Ở một nhà, một dàn nhạc Trung Hoa đang chơi trong radio, trong một nhà khác người ta đang chuẩn bị buổi cầu kinh Hồi giáo, và ở căn nhà kế bên, cô con gái chủ nhà đang chuẩn bị cho bài học múa cổ điển Ấn Độ.
Có lẽ cách dễ dàng nhất để hiểu được sự tương tác văn hóa phức tạp này là nhìn vào không khí thông thoáng trong các dịp lễ hội tôn giáo. Mặc dù những truyền thống văn hóa khác nhau của Malaysia được duy trì bởi những cộng đồng dân tộc độc lập, tất cả các cộng đồng người Malaysia đều mở rộng cửa đối với thành viên của những nền văn hóa khác trong các lễ hội tôn giáo - cả đối với khách thăm quan và hàng xóm. Sự tiếp nhận đó còn hơn cả sự phá rào cản văn hóa và thúc đẩy quá trình hiểu biết lẫn nhau. Đó là mặt tích cực trong truyền thống sẵn sàng tiếp nhận mà đã qua nhiều ngàn năm hình thành căn bản cho sự tiến bộ của Malaysia. 

Có lẽ loại hình sân khấu được biết đến nhiều nhất của Malaysia là wayang kulit, một dạng múa rối bóng. Trước khi có ti vi, wayang kulit là bộ môn tiêu khiển được ưa chuộng vào buổi tối. Enang, tức là người điều khiển rối, vừa tạo các cử động phức tạp của các con rối vừa hát trong suốt buổi diễn, thường là kéo dài khoảng vài giờ.

muaroi.jpg (278×181)


Wayang kulit lấy cảm hứng từ Ramayana, một loại anh hùng ca Hindi với những mẩu chuyện bất tử. Trong tuồng tích của wayang kulit, người ta đưa vào hàng loạt nhân vật người Java và người Malay, và rồi đặt những nhân vật tốt đối đầu với những nhân vật xấu trong một bối cảnh rất kinh điển. Trong những câu chuyện như vậy, cuộc chiến giữa những chiến binh là thú vật, người khổng lồ, ma quỷ, hoàng tử và thầy tu cứ thế kéo dài cho hết buổi diễn trong bầu không khí anh hùng ca sôi nổi.

Mặc đù di sản văn hóa của Malaysia phong phú và đa dạng ngoài mức tưởng tượng, sẽ là điều lầm lẫn nếu người ta cho rằng di sản đó là hoàn toàn truyền thống. Malaysia đã hội nhập vào âm nhạc hiện đại bằng cách cập nhật nhiều điệu hát, điệu múa truyền thống của họ. Những loại nhạc cụ điện tử hiện đại đi kèm với đàn gamelan và trống để tạo ra những âm thanh mê hồn mà người nghe không thể nào quên.

Deepavali

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia - Ảnh 3


Deepavali là một loại lễ hội của người Ấn, gọi là Lễ hội ánh sáng, được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm. Lễ này kỷ niệm ngày vua Krishna chiến thắng ma quỷ Narakasura. Những ngọn đèn dầu bên ngoài những căn nhà của người Hindu được thắp lên để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi, một nữ thần thịnh vượng. Deepavali là ngày lễ chung ở Malaysia - môt dịp để người ta đến viếng nhà những người bạn Ấn Độ, ăn uống và tổ chức hội hè.

Lễ Cúng Cô hồn
Tương tự như lễ cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt, đây là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc. Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn ra sống trà trộn với người cõi dương. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đết giấy cúng ngoài đường.

Lễ Trung thu

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia - Ảnh 4


Tương tự như Trung thu của người Việt, người Malaysia cũng thắp đèn lồng và thướng thức bánh nướng trung thu vào dịp rằm tháng tám âm lịch.
Đây là ngày lễ của người Hoa, dùng để kỷ niệm việc lật đổ triều Nguyên, người Mông Cổ đã cai trị Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13 và 14. Tương truyền những hiệu lệnh hô hào dân chúng nhất tề nổi dậy chống nhà Nguyên đã được viết và cho vào ruột những chiếc bánh phân phát cho từng nhà. 

Lễ Thờ Chín vi Thần
Lễ này được tổ chức vào đầu tháng 9 âm lịch hàng năm.
Đây là tập tục bắt nguồn từ người Phúc Kiến, họ tin rằng những vị thần này sẽ cho con người may mắn, giàu sang và trường thọ và có sức giải hết ưu phiền. Tượng những vị thần này được tạc tại chùa Quan Âm ở đường Burma. Vào ngày lễ này chùa Quan Âm đông nghịt người đi lễ, hương khói nghi ngút. Dịp này nhiều ngươi ăn chay trong 9 ngày, từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 9 âm lịch, và có người ăn chay suốt cả tháng.

Lễ Giáng Sinh

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia - Ảnh 5


Tinh thần của ngày lễ Giáng sinh được tận hưởng đến nơi đến chốn ở Malaysia, đặc biệt là trong các khách sạn, các siêu thị và tại nhà những người Thiên chúa giáo. Cây Giáng sinh, đồ trang trí, ánh sáng rực rỡ, ông già Noel, bài hát mừng Giáng sinh, tất cả điểm tô cho buổi lễ này.

Ngày Cuối năm
Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, ngày cuối năm (31/12) được tổ chức vui nhộn ở các quảng trường công cộng, khách sạn và nhà hàng. Khu Dataran Merdeka ở Kuala Lumpur trong dịp này là một chỗ tốt để mọi người cùng hòa nhập với nhau để đón mừng năm mới.

Lễ Hari Raya Puasa
Lễ Hari Raya Puasa là nghi thức đánh dấu hết tháng chay Ramadan của người Hồi giáo. Đây là một dịp đặc biệt đối với những người theo đạo Hồi. Lễ Hari Raya Puasa được tổ chức vào ngày có trăng, vào ngày cuối tháng của lịch Hồi giáo, gọi là Syawal. Ngày có trăng đầu tiên của tháng Syawal được quan trắc bởi những người có đạo lớn tuổi vào buổi tối ở một số địa điểm thuận lợi. Và lễ hội thực sự bắt đầu vào ngày hôm sau, bắt đầu bằng việc đi cầu nguyện tại nhà thờ vào buổi sáng sớm, đi thăm mộ những người thân quen, và cuối cùng là đi dự tiệc.

Lễ Thaipusam

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia - Ảnh 6


Đây là một lễ tế thần Hindu, gọi lạ Chúa Murgan, hoặc đôi khi còn gọi là Chúa Subramaniam. Một nét đặc trưng trong lễ hội này là việc rước kavadi, một cái khung được trang trí bằng giấy màu, kim tuyến, hoa tươi và trái cây, coi như một hình thức ăn năn sám hối. Ở Kuala Lumpur, những người Hindu rước kavadi sẽ làm một cuộc hành hương đến động Batu ở Selangor, nơi đó kavadi sẽ được khiêng lên 272 bậc tam cấp để đến ngõ vào của hang lớn và đặt dưới chân tượng thần.
Vào buổi tối ngày Thaipusam, mặt bằng của động Batu được biến thành cõi tiên của ánh sáng. Lễ rước kavadi bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Những người mộ đạo và những người sám hối khiêng kavadi. Một số người nhập định, đâm vào gò má, lưỡi và trán của họ. Ngày hôm sau họ sẽ trở về đời sống thường nhật, cơ thể tinh khiết.

Ngày Tết Trung Hoa
Đây là ngày quan trọng nhất đối với người Hoa. Người ta đốt pháo vào tối giao thừa để mừng năm mới.
Trước đó, người ta mua sắm những thứ cần thiết cho ngày Tết: cam mang lại vận may, hoa và cây quất vàng để trang trí nhà cửa. Nợ nần phải được trả hết trước ngày này và nhà cửa cũng được vệ sinh sạch sẽ. Người ta đi thăm nhau, chúc tết, cho lì xì trong những phong bì màu đỏ.
Ngoài đường người ta tổ chức đi cà kheo, múa rồng, múa sư tử, nhào lộn, và những chiếc xe diễu hành lên đường trong tiếng cồng chiêng và tiếng trống: Penang là nơi tổ chức Tết này lớn nhất.

Ngày Wesak (Phật Đản)

vesak.jpg (550×309)


Đây là ngày lễ quan trọng nhất theo Phật lịch, vì đó là ngày Phật sinh ra, ngộ đạo và tịch diệt. Các Phật tử tập trung ở các chùa để lễ Phật và thả chim bồ câu. Đây cũng là dịp người ta cho oản cho các nhà sư và giúp thức ăn cho những người nghèo.

Lễ hội Kaamatan
Lễ hội Kaamatan hay còn gọi là Lễ hội Thu hoạch do người Kadazan/ Dusun tổ chức để tạ ơn mùa màng bội thu. Trong lễ hội này người ta tổ chức các đám rước, các cuộc khiêu vũ văn hóa và làm nghi thức tạ ơn, nghi thức này được tiến hành bởi những thầy cúng.

Lễ hội Gawai
Người Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch bằng lễ hội này. Người ta tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống rượu tuak. Một điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình.

Lễ hội San Pedro

sanpedro.jpg (207×243)


Đây là lễ hội của người Bồ Đào Nha, một sự kiện văn hóa nhằm kỷ niệm ngày sinh của thần bảo hộ ngư dân, tên là San Pedro. Trong dịp lễ hội này, những chiếc thuyền đánh cá được trang trí màu mè và được chúc phúc. Người ta cũng cầu nguyện cho một vụ mùa tết hơn.

Lễ hội Hoa
Đất nước Malaysia, với ánh nắng quanh năm và độ ẩm dồi dào, đã có điều kiện khí hậu lý tưởng cho một đời sống thực vật phong phú, trong số đó có rất nhiều loài hoa. Hàng năm đến tháng 7, Lễ hội Hoa được tổ chức để kỷ niệm nét đẹp của các loài hoa Malaysia. Trong lễ hội này người ta mở nhiều cuộc thi với chủ đề về hoa.
Lễ hội kéo dài một tuần lễ này có ngày cao điểm là lúc tổ chức cuộc Diễu hành Hoa. Trong cuộc diễu hành, những chiếc xe hoa được trang trí rực rỡ toàn bằng hoa sẽ đi quanh các đường phố chính ở Kuala Lumpur, theo sau là đoàn người tuần hành, các đơn vị kỵ binh và các vũ đoàn.

Lễ hội Malaysia
Lễ hội Malaysia là một lễ hội được tổ chức trong vòng hai tuần vào tháng 9 hàng năm. Lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào năm 1987. Mục đích của lễ hội này là nhắc mọi người nhớ đến văn hóa, nghề thủ công và ẩm thực của Malaysia. Tất cả mười ba bang của Malaysia đều tham dự lễ hội tại Kuala Lumpur. Trong số các hoạt động của lễ hội có các cuộc biểu diễn văn hóa, những cuộc trưng bày các món hàng thủ công đẹp nhất của Malaysia, và thức ăn của mười ba bang. Đường phố sáng rực ánh đèn, trong khi các khu mua sắm và các khách sạn đua nhau trang trí bằng đèn để giành giải thưởng.


Âm nhạc và khiêu vũ
Âm nhạc và khiêu vũ là hai hoạt động không thể tách rời nhau trong văn hóa Malaysia. Khi có thứ này thì thứ kia cũng phải lẩn khuất đâu đó. Trong di sản văn hóa của Malaysia, có nhiều vũ điệu khác nhau, và nếu không du nhập trực tiếp từ một nước nào đó thì cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của một trong những thành tố văn hóa của Malaysia. Có nhiều điệu nhạc và điệu múa của Malyasia đã phát triển từ những nhu cầu cơ bản thành dạng thức phức tạp và quyến rũ ngày nay. 

Âm nhạc truyền thống ở đây xoay quanh chiếc gamelan, một loại đàn dây bắt nguồn từ Indonesia với loại âm thanh nghèn nghẹn, nghe như từ thế giới bên kia vọng về. Tiếng trống của Malaysia du dương, thôi miên người nghe hòa cùng tiếng đàn gamelan, thường làm nền cho các điệu múa cung đình ở đây. Thực tế, những điệu trống đầu tiên của Malaysia phát sinh từ nhu cầu thực tế. Ở thời đại trước khi có điện thoại và fax, chiếc rebana ubi, một loại trống lớn, được sử dụng để giao tiếp giữa đồi này với đồi kia, cách nhau một đoạn đường dài. Thông báo đám cưới, tiếng kêu báo động nguy hiểm hay những mẩu thông tin khác được truyền đi bằng tiếng trống, mỗi loại có một nhịp riêng. Ngày nay chiếc rebana ubi được dùng chủ yếu như một nhạc cụ nghỉ lễ. Có một ngày hội gọi là Hội thi Đánh trống được tổ chức tại Kelantan vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm.

muaden.jpg (275×184)


Múa đèn là một nghệ thuật văn hóa biểu diễn đẹp mê hồn của Malaysia. Đèn được thắp trong những chiếc (ra nhỏ, được cầm bởi một tay của người vũ công. Khi vũ công biểu diễn những đường múa cong mềm mại, ánh lửa đèn trở thành những dấu hiệu thôi miên người xem.
Điệu múa Joget là điệu múa truyền thống phổ biến của Malaysia, với nhịp điệu nhẹ nhàng. Trong điệu múa này từng cặp múa với nhau theo những cử động duyên dáng và vui nhộn. Múa Joget bắt nguồn từ những điệu múa dân gian của Bồ Đào Nha, được du nhập vào Malacca trong thời kỳ mua bán gia vị.
Trong số những loại hình văn nghệ truyền thống của Malay có kết hợp múa, kịch và âm nhạc, không có loại kịch múa nào thu hút bằng Mak Yong. Loại hình giải trí cung đình cổ xưa này là sự phối hợp những câu chuyện lãng mạn, những điệu hát ô pê ra và sự hài hước.

Điệu múa Datun Julud rất phổ biến ở Sarawak và minh họa cho truyền thống lâu đời về nghệ thuật kể chuyện trong múa. Điệu Datun Jalud kể về hạnh phúc của một hoàng thân khi cầu nguyện ban phúc với cháu trai của mình. Từ câu chuyện này điệu múa đã lan tràn trong các bộ lạc Kenyah ở Sarawak. Một loại nhạc cụ gọi là Sape làm nền cho điệu múa, cùng với tiếng hát và tiếng vỗ tay.

Dondang Sayang
Dondang Sayang là một dạng hát truyền thống của Malay vẫn tồn tại đến ngày nay và vẫn còn rất phổ biến. Đặc trưng của nó rất khác với loại hình hát truyền thống khác ở chỗ âm điệu dịu dàng, du dương như ru ngủ. Điệu hát này bắt nguồn ở Melaka nên những đặc điểm nghệ thuật của nó được sở hữu và lưu giữ bởi người Melaka. Dondang Sayang hiện nay không những chỉ phổ biến trong phạm vi người Malay, mà cả với người baba và nyonya ở Melaka, Penang và Singapore, cũng như với cả người Chetis và người Bồ Đào Nha ở Melaka.

dondang.jpg (259×194)

Dongdang Sayang được coi là đã tồn tại rất lâu trong cộng đồng người Malay Melaka, mặc dù người ta không biết rõ từ năm tháng nào. Một số ý kiến cho rằng nó bắt đầu từ thời cai trị của vua Mansor Shah, một vị vua của Melaka được biết đến do ảnh hưởng và quan hệ đối ngoại xuất sắc. Một số ý kiến khác thì cho rằng Dondang Sayang có xuất xứ từ Bồ Đào Nha và du nhập vào Melaka. Trong khi đó những ý kiến khác nữa lại cho rằng nó bắt nguồn ở Sumatra và phát triển ở đây thành một điệu hát cộng đồng truyền thống sau khi được biểu diễn nhiều lần ở cung điện. Ở giai đoạn đầu, Dondang Sayang được hát không có nhạc cụ đệm.
Dondang Sayang thường được hát trong nhiều trường hợp khác nhau như: vào buổi tối, khi mọi công việc hàng ngày đã hoàn tất, khi bà mẹ muốn ru con ngủ, vào các cuộc lễ nghi hay đám cưới và vào dịp hội hè.

Lời bài hát của điệu Dondang Sayang gồm các nhóm bốn câu. Những câu này khi được hát lên một cách thanh thoát và với giọng cao sẽ hút hồn người nghe. Thường thì một cặp hát hết bốn câu và nghĩ ra các câu trả lời đối đáp để hát tiếp, làm cho bài hát thêm phần sinh động.
Một giàn nhạc Dondang Sayang thường có 6 người: một nhạc công vĩ cầm, hai người đánh trống rebana, một người đánh cồng và hai người hát. Tuy nhiên cũng có những giàn có số thành viên nhiều hơn, tùy theo số nhạc khí sử dụng. Số lượng ca sĩ cũng có khi là bốn người, hai nam và hai nữ. Nhóm ca sĩ có khi lại gồm ba nam và một nữ, nhưng dù sao thì cũng có ít nhất một nữ để làm cho không khí thêm phần vui tươi Còn nhạc sĩ vĩ cầm thì đôi khi có đến hai người nếu như buổi trình diễn kéo dài đến sáng; điều này là tất yếu vì vĩ cầm giữ giai điệu chính cho Dondang Sayang.

dondangsayang.jpg (299×169)
Trang phục cho các buổi biểu diễn Dodang Sayang là loại y phục biểu diễn truyền thống: nam thì mặc bộ Baju Melayu (bộ áo quần truyền thống của Malay), samping (mảnh vải trang điểm thắt quanh eo) và songkok (một loại khăn trùm đầu) còn đối với nữ thì mặc bộ baju kebaya (một loại váy áo truyền thống).

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia

Văn hóa và các lễ hội độc đáo của Malaysia
63 6 69 132 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==