Đảo quốc sư tử bé nhỏ từ lâu đã được biết đến là "con hổ của châu Á" bởi sự phát triển thịnh vượng về kinh tế xã hội. Bên cạnh những tòa nhà cao chọc trời, công trình kiến trúc nổi tiếng, những siêu cây đình đám, Singapore còn được biết đến là một trong những nơi sạch nhất thế giới, người dân thân thiện và là điểm đến của văn hóa, nghệ thuật.
Khám phá công viên PUNGGOL WATERWAYChương trình Cavalia
Được dàn dựng bởi Normand Latourelle - một trong những người đồng sáng lập ra Gánh xiếc Cirque du Soleil nổi tiếng thế giới - Cavalia là sự pha trộn giữa nghệ thuật cưỡi ngựa và trình diễn, biểu diễn trên không và nhạc sống.
Chương trình biểu diễn này thường được gắn mác là một chương trình múa ballet cưỡi ngựa. Điểm độc đáo nhất của chương trình chính là màn trình diễn với những chú ngựa đẹp như trong cổ tích, dũng mãnh và oai phong.
Edit
Thú vị, hồi hộp và sâu sắc, Cavalia là sự hòa quyện giữa cái đẹp của con người, động vật và thiên nhiên. Được hỗ trợ bởi những công nghệ đa phương tiện hiện đại nhất, Cavalia là một cuộc phiêu lưu đầy tính sử thi, một buổi trình diễn nghệ thuật cưỡi ngựa không tưởng giúp mang khán giả đến với những khung cảnh kỳ ảo.
Để chiếu được những phông nền đẹp ngoạn mục như vậy, Cavalia đã sử dụng 20 máy chiếu có công suất mạnh như ở những rạp chiếu phim lớn nhất. Phương pháp bố trí thiết kế này rất độc đáo và giúp cho khán giả được chìm đắm trong thế giới lung linh huyền ảo.
Trick Eye Museum
Trick Eye Museum (Bảo tàng đánh lừa thị giác) có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Kể từ khi ra mắt vào năm 2010, bảo tàng đã trở nên nổi tiếng bởi lượng khách tham quan ngày một tăng. Ý tưởng của Bảo tàng đánh lừa thị giác chính là sự vận dụng những kỹ thuật đặc biệt để chuyển đổi những bức tranh 2D sang hiệu ứng 3D. Singapore trở thành điểm dừng chân đầu tiên của dự án bảo tàng Trick Eye Museum tại nước ngoài.
Edit
Tại Singapore, bảo tàng có 100 tác phẩm gồm tranh vẽ và tượng điêu khắc. Phần lớn những tác phẩm này được thực hiện riêng cho Trick Eye Singapore và không thể tìm thấy được tại các bảo tàng của Hàn Quốc. khách thăm quan đến đây được khuyến khích bộc lộ trí tưởng tượng của mình trong việc sáng tạo ra những "kiệt tác" thật nhất.
Khách sạn Amoy
Sẽ thật thiếu sót khi đặt chân tới đảo quốc sư tử, bạn lại bỏ qua khách sạn Amoy. Nơi tọa lạc của khách sạn này chính là vùng đất xưa kia những người nhập cư Trung Quốc đã đặt chân đến để kiếm tìm cơ hội làm giàu. Những người dân này khi đến Singapore đã xây dựng một ngôi đền để tạ ơn trời đất về chuyến đi bình an. Sau này, ngôi đền trở thành di tích lịch sử quốc gia.
Edit
Khi người dân có ý định biến ngôi đền thành một khách sạn, chính phủ Singapore đã rất ưng ý với dự án này. Vì vậy, khách sạn Amoy được xây dựng lên phía bên trong ngôi đền, và cổng vào của nó chính là ngôi đền cổ ngày xưa. Mỗi khi khách thăm quan đặt phòng tại khách sạn, họ sẽ được người chủ kể lại về sự tích của ngôi đền và dẫn đi thăm bảo tàng Fuk Tak Chi. Đây chính là điều mà chính phủ Singapore muốn hướng tới: quảng bá di tích lịch sử của quốc gia cho tất cả Lữ khách .
Câu chuyện sẽ được kể tiếp tục khi khách thăm quan đi dọc theo hành lang của khách sạn, nơi được thiết kế nhằm phản ánh cuộc sống, tình yêu và nỗi thống khổ của những người Trung Quốc nhập cư. Các căn phòng được thiết kế một cách có chủ ý để mang hơi hướng di sản bằng những món đồ nội thất được chọn lọc cẩn thận như những chiếc ghế đẩu và và chậu sứ truyền thống của Trung Quốc.
Phố đèn lồng ở China Town
Singapore có các tộc người gốc chủ yếu là Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, lượng người Trung Quốc ở đây chiếm khá đông và họ cùng tụ tập về một con phố mang tên China Town (Phố Tàu). Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc và được tổ chức mọi nơi có người Hoa sinh sống trên thế giới.
Edit
Ý nghĩa của Tết Trung thu là lễ hội mừng mùa gặt, được tổ chức ăn mừng trong gia đình và nơi công cộng. Nghi thức Cúng Trăng được gắn liền với lễ hội này theo niềm tin cổ xưa của người Trung Quốc, rằng sự cải lão hoàn đồng có sự liên kết mạnh mẽ với mặt trăng và nước. Bánh Trung thu và lồng đèn là hai hình ảnh phổ biến nhất trong lễ hội này.
Tết Trung Thu diễn ra đúng vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, tuy nhiên hoạt động chào mừng lễ hội lớn này đã được người dân chuẩn bị và diễn ra hàng tháng trước đó. Trên khắp phố người dân treo đèn lồng đủ màu sắc, hình dáng... Vào buổi tối, đèn lồng được thắp lên lung linh và mê hoặc cả một góc phố. Những sự kiện chính của Tết Trung thu gồm có: chương trình biểu diễn sân khấu về đêm, chợ phiên đường phố, múa rồng, những bài hát truyền thống và lễ hội thắp đèn trên đường phố. Đây cũng là cơ hội lý tưởng để khách thăm quan nắm thử những món ăn ngon của người Trung Quốc.
Lễ hội nghệ thuật Pesta Raya
Hari Raya Puasa là một lễ hội của người Hồi giáo và là dịp để người dân thực hiện nghi lễ tạ ơn và sum họp gia đình. Nó thường diễn ra vào cuối tháng ăn chay và cầu nguyện Ramadan.
Được xem như một trong năm lễ hội chính của người Hồi giáo, nghi thức ăn chay (fasting) từ bình minh đến chiều tà đầy thiêng liêng này giúp con người tự kiềm chế bản thân để được thanh tẩy và đổi mới. Đối với người Malaysia theo đạo Hồi ở Singapore, Hari Raya không chỉ là thời điểm để họ bày tỏ sự hào phóng, may mắn và tha thứ, mà còn là dịp để họ nhớ về những giá trị văn hóa truyền thống.
Edit
Trong lễ hội này, các ngôi nhà thường được trang hoàng với hoa, đèn và màn vải. Mọi người mặc trang phục truyền thống đẹp nhất và thường là cùng một màu để biểu lộ tinh thần đoàn kết. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi sẽ mặc kebaya và bajukurung trong khi đàn ông sẽ mặc áo bajumelayu với quần truyền thống kainsamping.
Một đặc điểm nổi bật của lễ hội là những món ăn truyền thống như rendang, lontong, satay, bánh gạo ketupat, lemang, bánh quy và bánh tart dứa được chế biến dành cho những bữa tiệc với gia đình và bạn bè để cùng cảm ơn nhau, đánh dấu việc hoàn thành một nghĩa vụ tâm linh và thắt chặt tình thân.
Được tổ chức vào phần cuối của lễ hội Hari Raya, Pesta Raya là một lễ hội nghệ thuật đậm chất Malaysia bao gồm những tiết mục múa, âm nhạc và sân khấu. Lễ hội thường niên này là cơ hội cho mọi cộng đồng dân cư cùng tham dự và tìm hiểu sâu hơn về về văn hóa Malaysia. Một số tác phẩm chính được trình diễn tại Pesta Raya gồm có Puteri Gunung Ledang - nhạc kịch (Malaysia), Matah Ati (Indonesia), Laskar Pelangi (Indonesia) và Sayang di Sayang - Kartina Dahari (Singapore).