hành trình Singapore-Vua cá cảnh hay "Kenny the Fish’’ chính là biệt danh mà nhiều người dành tặng cho Kenny Yap – một người trẻ tuổi đầy tài năng khi sở hữu một công ty cá cảnh lớn. Ở đây có tới hơn 1000 giống cá đưa ra cả thị trường trong nước và quốc tế.
Khám Phá Singapore Tuyệt Vời và Vui Vẻ!chương trình Singapore-Vua cá cảnh hay "Kenny the Fish’’ chính là biệt danh mà nhiều người dành tặng cho Kenny Yap – một người trẻ tuổi đầy tài năng khi sở hữu một công ty cá cảnh lớn. Ở đây có tới hơn 1000 giống cá đưa ra cả thị trường trong nước và quốc tế.
Tiền thân công ty Qian Hu do cha và chú ruột thành lập nhưng đối mặt với cảnh phá sản. Qua hơn 20 năm chèo lái công ty, Qian Hu đã vươn lên thành doanh nghiệp có sản lượng cá cảnh xuất khẩu lớn trên thế giới. Ngoài Singapore thì công ty này còn có trang trại có ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và cả Indonesia.
Trong năm 2016, tổng doanh thu ước tính đạt trên 75 triệu USD. Và trong lịch sử giao dịch thì cá đắt nhất từng bán với giá 50.000$ là cá rồng.
Tuy Singapore là một đất nước có diện tích nhỏ thế nhưng nơi này lại đóng góp tới 20% tổng lượng cá cảnh trên toàn cầu. Trong số đó công ty của Kenny đã chiếm 5% rồi. Không chỉ dừng lại tại đó, Qian Hu có tham vọng tăng gấp đôi thành 10% trong òng 5 năm tới
Lịch sử thành lập nên công ty cũng rất hay: xưa kia cha và chú Kenny nuôi lợn thịt, nhưng sau vì vấp phải chính sách môi trường của chính phủ nên buộc phải đóng cửa trang trại. Và thế là họ bắt buộc chuyển hướng kinh doanh.
Đầu tiên, công ty chủ yếu nuôi cá 7 màu do người Anh đem sang, mục đích chính là để diệt ấu trùng muỗi. Và cũng từ đó mà trại cá Yap Brothers được thành lập.
Tuy nhiên, vì nuôi cá ngoài ao nên vào năm 1989, sau một trận mưa lớn nước sông ngập vào làm trôi hết cá trong ao.
Đây chính là hình ảnh chú cá rồng với giá 50.000 USD
Sau khi thất bại với cá bảy màu, công ty lúc này đã thuộc quản lý của Kenny chuyển hướng sang cá chạch – rất phổ biến ở Tứ Xuyên. Nhưng lại là một thất bại lớn khi Kenny không hề biết rằng loại này nhạy cảm tiếng ồn. 4000 con cá giống mới mua đã chết hết sạch 100% khi trang trại này xây thêm bể cá mới.
Nếu như với nhiều người thì tới đây sẽ phải đóng cửa, tuyên bố phá sản nhưng Kenny đã vực dậy công ty của bố và chú của mình bằng những kinh nghiệm xương máu đã qua. Để ghi nhớ tới loài cá chạch đã làm công ty suýt phá sản, Kenny còn đưa ảnh cá chạch vào logo của Qian Hu để luôn nhắc nhở về sai lầm đã từng xảy ra.
Công ty tự thiết kế bể cá và cho năng suất gấp 3 lần bình thường
Bể kính nuôi cá được chính công ty thiết kế. Tiết kiệm không gian chính là ưu điểm lớn của những bể cá này. Chúng được đặt cạnh nhau san sát, từng cụm một và hàng giờ lại thay nước sạch 1 lần, đường ống nước được đặt ngay phía bên dưới.
Nếu nhìn qua, bạn sẽ có đôi chút thắc mắc khi bể cá trông có vẻ rất chật chội. Nhưng Kenny nói rằng điều đó không hề gây ảnh hưởng vì hệ thống sục khí và thay nước sạch luôn hoạt động rất đều đặn, điều này còn giúp năng suất của trại cá tăng lên gấp 3 lần. Và vì vậy nên dù ở Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc hay Malaysia đều không tốn chi phí nhiều vào mặt bằng.
Nếu như tới thăm công ty tại trụ sở chính là Singapore thì khách thăm quan tham quan và mua cá còn được mát xa chân vào bể cá Garra rufa – một loài ăn da chết của người. Rất đáng để Lữ khách
thử một lần, chi phí không hề đắt!
Ngoài kinh doanh cá cảnh, công ty còn đưa ra thị trường nhiều phụ kiện dành cho bể cá. Mảng này cũng rất tiềm năng và phát triển khá nhanh. "Với mỗi một đồng dành cho tiền mua cá, khách hàng thường phải chi thêm từ 1-5 đồng nữa để trang trí bể cũng như thức ăn cho chúng", ông nói.